Khám phá những cú máy quay phim dọc độc đáo chỉ từ chiếc điện thoại di động

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc quay phim bằng điện thoại di động đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhất là trong bối cảnh nội dung dạng video ngắn đang được các nền tảng mạng xã hội phát triển thì việc quay phim theo khung hình dọc càng được ưa chuộng. Cùng GoChek điểm danh các cú máy quay phim dọc sáng tạo và thú vị ngay từ chiếc smartphone mà có thể bạn chưa biết.

1. Tại sao nên quay phim theo khung hình dọc?

  • Trải nghiệm tốt hơn: Việc quay phim theo khung hình dọc tạo ra trải nghiện hoàn hảo hơn cho người xem di động do hầu hết người sử dụng điện thoại di động ở chế độ dọc. Vì thế việc xem video cùng chiều sẽ tạo ra sự thoải mái và thuận tiện, người dùng sẽ không cần xoay ngang màn hình để xem các nội dung yêu thích.

  • Tận dụng tối đa không gian màn hình dọc: Quay phim khung hình dọc cho phép bạn tận dụng tối đa không gian màn hình dọc của điện thoại. Điều này giúp bạn tạo ra các video mạnh mẽ hơn với khả năng thể hiện chi tiết và nội dung một cách rõ ràng.

  • Tương thích với nhiều nền tảng mạng xã hội: Các nền tảng mạng xã hội như TikTok hay Instagram đều ưu tiên video khung hình dọc. Điều này giúp bạn dễ dàng chia sẻ video của mình và tương tác với cộng đồng mạng. 

2. Cần chuẩn bị những gì để có các cú máy quay dọc sáng tạo?

  • Thiết bị

Đầu tiên, tất nhiên bạn cần chuẩn bị điện thoại để quay. Hiện nay có rất nhiều dòng điện thoại với mức giá khá hợp lý, có trang bị công nghệ chống rung điện tử hoặc quang học cho các bạn mới bắt đầu quay video. Tuy nhiên để có những cú máy quay phim thật nghệ, việc trang bị thêm gimbal chống rung cho điện thoại (tay cầm chống rung cho điện thoại) là điều vô cùng cần thiết. 

Ngoài công dụng chống rung, giúp ổn định hình ảnh trong khi quay, trên nhiều gimbal còn tích hợp rất nhiều chế độ quay như xoay 360 độ, theo dõi đối tượng, hỗ trợ bạn tạo ra những cú máy quay sáng tạo.

  • Cài đặt chế độ quay khung hình dọc: Trong ứng dụng quay phim, chọn chế độ quay khung hình dọc để đảm bảo video phù hợp với màn hình.

  • Cài đặt các thông số:

- Khóa sáng bởi vì khi quay trong những môi trường sáng tối, thay đổi khác nhau, nếu để ánh sáng tự động thì thước phim của bạn sẽ không đẹp và khó chỉnh sửa ở phần hậu kỳ

- Tốc độ khung hình: Nếu bạn quay người có thể chọn 60 fps, khi hậu kỳ sẽ dễ chỉnh sửa các hiệu ứng cho thước phim.

3. Các cú máy quay phim khung hình dọc bạn nên thử

  • Wide Shot (WS): Wide Shot dọc giúp bạn bắt lấy toàn cảnh của một khung hình dọc. Đây thường là cú máy mở đầu cho video của bạn, giới thiệu người xem vào bối cảnh.

  • Medium Shot (MS): Tập trung vào người hoặc vật thể chính, tạo sự gần gũi và tập trung vào chi tiết quan trọng.

  • Close-Up (CU): Cú máy tập trung vào một phần nhỏ của người hoặc vật thể, thường là khuôn mặt hoặc một chi tiết đặc biệt.

  • Extreme Close-Up (ECU): Mang đến góc nhìn siêu gần của một phần nhỏ, giúp tạo ra sự tập trung mạnh mẽ hoặc tạo sự căng thẳng.

  • Point-of-View Shot (POV): Giúp người xem cảm nhận góc nhìn từ con mắt của nhân vật, tạo sự kết nối mạnh mẽ.

  • Tracking Shot (Dolly Shot): Di chuyển theo một đường thẳng hoặc cong, tạo sự liên kết và chuyển đổi giữa các cảnh một cách mượt mà.

  • Pan Shot: Di chuyển máy quay ngang qua cảnh, giúp thể hiện toàn cảnh hoặc tạo sự chuyển đổi mềm mại.

  • Tilt Shot: Di chuyển máy quay lên hoặc xuống để thể hiện chiều cao hoặc tạo sự thay đổi trong cảnh.

Trên đây là một số gợi ý về các cú máy quay phim dọc. Chỉ với một chiếc điện thoại và gimbal chống rung là bạn đã có thể thực hiện các cú máy quay phim từ đơn giản đến khó nhằn. Hãy thử ngay để tạo ra những video độc đáo và thu hút người xem nhé!

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
icon

Giao hàng tận nhà trên toàn quốc

icon

Chính sách bảo hành

Bảo hành 12 tháng, lỗi 1 đổi 1 trong 30 ngày

icon

Hỗ trợ 24/7

Hãy liên hệ với chúng tôi qua email, Zalo, Facebook, hotline... để nhận tư vấn