Nghe nhạc có giúp tập trung học không? Lợi và hại

Nghe nhạc có giúp tập trung học không? Câu trả lời là Có! Tuy nhiên, phải áp dụng đúng thì âm nhạc mới giúp bạn học tập trung hơn. Trường hợp nghe sai cách, hoặc sai nhạc thì chúng sẽ gây ra những tác hại không đáng có. GoChek sẽ phân tích chi tiết vấn đề này ở bài sau. 

1. Những lợi ích tiềm năng của việc nghe nhạc khi học

Những âm hưởng từ các bản nhạc có thể mang lại nhiều lợi ích cho người nghe trong lúc học, cụ thể như sau:

1.1. Âm nhạc giúp tăng độ tập trung

Một nghiên cứu của Đại học Stanford năm 2007 cho thấy âm nhạc cổ điển giúp não tiếp thu và xử lý thông tin mới dễ dàng hơn, đồng thời cải thiện tư duy không gian. Tư duy không gian là khả năng tìm kiếm, suy nghĩ, suy luận mối quan hệ giữa các đối tượng và giải quyết vấn đề. Công dụng này từ âm nhạc cổ điển được gọi là hiệu ứng Mozart.

nghe nhạc có giúp học tập trung hơn không

Nghe nhạc giúp tăng độ tập trung khi học

1.2. Âm nhạc giúp tạo động lực

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy âm nhạc kích thích động lực tương tự như phần thưởng. Tự thưởng cho mình những bài hát yêu thích sẽ tạo động lực học tập, làm việc và tìm hiểu thêm những thông tin mới. Nếu bản nhạc yêu thích của bạn không ảnh hưởng lớn đến việc học của bạn, thì nghe nó trong giờ giải lao cũng là một cách tạo động lực.
Lý do âm nhạc tạo động lực là các tế bào thần kinh trong não phản ứng với âm nhạc và làm thay đổi nhịp điệu của não, điều này ảnh hưởng đến cảm giác của bạn. Những tế bào thần kinh này hoạt động chậm khi nghe nhạc chậm, tăng hoạt động của chúng để phù hợp với nhịp điệu của âm nhạc. Vì vậy, để duy trì động lực, hãy nghe nhạc nhanh hơn trong giờ nghỉ học, thêm các bài tập thể dục và đồ ăn nhẹ để bổ sung năng lượng, duy trì động lực và giảm căng thẳng.

1.3.  Âm nhạc giúp ghi nhớ thông tin mới

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy âm nhạc cổ điển dường như giúp người lớn tuổi ghi nhớ thông tin mới và xử lý công việc tốt hơn. Các phát hiện cũng chỉ ra rằng một số loại âm nhạc có thể giúp cải thiện trí nhớ và nhận thức ở con người. Giống như việc tập thể dục kích thích cơ thể, âm nhạc kích thích não bộ. Cơ bắp trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn tập luyện chúng nhiều hơn. Do đó, một bộ não thường xuyên tiếp xúc với âm nhạc có thể giúp cải thiện trí nhớ và củng cố tinh thần.

1.4.  Âm nhạc giúp làm giảm căng thẳng

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nghe nhạc một giờ mỗi ngày có thể tạo ra những thay đổi trong não và giúp đầu óc thư giãn hơn. Người ta phát hiện ra rằng những người nghe nhạc cổ điển có huyết áp thấp hơn so với những người nghe nhạc jazz, pop hoặc không nghe nhạc.

1.5. Sử dụng tai nghe không dây chụp

Tai nghe không dây giúp cho học sinh, sinh viên giảm thiểu được các tiếng ồn xung quanh. Đặc biệt đối với những sinh viên thường xuyên phải học online, tai nghe không dây sẽ giúp cải thiện được khả năng nghe rõ hơn và dễ dàng tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến. 

Nghe nhạc có giúp tập trung học không

Âm nhạc giúp giải tỏa căng thẳng khi học

2. Những tác hại của việc nghe nhạc sai cách khi học

Âm nhạc có thể giúp cải thiện tâm trạng và mang lại sự tập trung, nhưng cũng tiềm ẩn một vài ảnh hưởng tiêu cực như sau:

2.1. Làm giảm tập trung

Làm giảm tập trung là tác động rõ rệt nhất mà âm nhạc gây ra cho người nghe. Khi học bài, đọc sách, giải quyết vấn đề hay làm việc cần suy nghĩ sâu thì âm nhạc có thể cắt ngang dòng tư duy, khiến bạn khó duy trì sự chú ý vào nhiệm vụ chính. Đặc biệt, là loại nhạc có tiết tấu nhanh, âm lượng lớn hoặc có lời. Vừa nghe nhạc, vừa suy nghĩ khiến bộ não phải phân chia tài nguyên để xử lý cả âm nhạc lẫn công việc, dẫn đến hiệu suất kém đi.

2.2. Suy giảm khả năng ghi nhớ và đọc hiểu

Âm nhạc không chỉ làm gián đoạn suy nghĩ mà còn ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ thông tin mới của não bộ. Bạn có thể nhớ giai điệu bài hát tốt hơn là nội dung đang học. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến việc đọc hiểu tài liệu phức tạp, vì việc tiếp thu và phân tích thông tin trở nên khó khăn hơn khi có âm thanh khác xen vào.

3. Mẹo nghe nhạc để không ảnh hưởng tiêu cực

Nếu vẫn muốn nghe nhạc trong lúc học hay làm việc, bạn có thể áp dụng các mẹo sau để giảm thiểu tác động xấu:

  • Ưu tiên nhạc không lời: Giai điệu không có lời (hoặc lời bằng ngôn ngữ bạn không hiểu) ít gây xao nhãng hơn so với nhạc có lời, đặc biệt là lời bạn hiểu.

  • Chọn nhạc nhẹ nhàng, ổn định: Nhạc cổ điển tiết tấu chậm, nhạc ambient, hoặc các loại nhạc không lời có giai điệu đều đặn, dễ đoán thường là lựa chọn tốt hơn nhạc có nhịp điệu phức tạp, thay đổi đột ngột.

  • Điều chỉnh âm lượng nhỏ: Âm nhạc chỉ nên đóng vai trò làm nền, không nên quá lớn đến mức lấn át sự tập trung của bạn.

  • Tránh gián đoạn: Sử dụng các nền tảng nghe nhạc không có quảng cáo xen ngang để duy trì dòng chảy công việc liền mạch.

nghe nhạc có giúp học tập trung hơn không

Nên nghe nhạc không lời có tiết tấu chậm

Mặc dù âm nhạc là phương tiện giải trí và thư giãn hiệu quả, song việc nghe nhạc trong lúc học tập có thể mang lại những tác động tiêu cực không mong muốn. Trên đây là đáp án cho câu hỏi nghe nhạc có giúp tập trung học không. Hi vọng rằng, thông tin này có ích đối với bạn.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
icon

Giao hàng tận nhà trên toàn quốc

icon

Chính sách bảo hành

Bảo hành 12 tháng, lỗi 1 đổi 1 trong 30 ngày

icon

Hỗ trợ 24/7

Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0977.021.884 để nhận tư vấn